Chi tiết tin

A+ | A | A-

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng xã nông thôn mới thông minh gắn với mô hình ưu tiên phát triển chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn xã Quế Phú

Xã Quế Phú là xã đồng bằng của huyện Quế Sơn, có diện tích tự nhiên 1.706,44 ha, dân số gần 11.000 người, mật độ dân số đạt 479 người/km², có 8 thôn, năm 2013 xã đã tổ chức lễ phát động xây dựng nông thôn mới, cuối năm 2018 đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM), đến năm 2021 được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hiện nay đang phấn đấu hoàn thành các tiêu chí về xây dựng đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm 2024, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên đáng kể.

Trụ sở làm việc của UBND xã Quế Phú

Ngay khi được chọn làm xã điểm của huyện để xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu và thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Nam về thí điểm triển khai chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Quế Phú đã tập trung củng cố Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã, ban hành chương trình, kế hoạch cụ thể về để thực hiện xây dựng xã nông thôn mới thông minh gắn với mô hình ưu tiên phát triển chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn xã Quế Phú, huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai thực hiện đồng bộ, tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề để hưởng dẫn thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra, đã thành lập 08 tổ công nghệ số cộng đồng ở các thôn và 01 tổ công nghệ số cấp xã để giúp giải đáp thắc mắc và hướng dẫn về công nghệ số cho người dân.

Tuyên truyền trong nhân dân

Xác định việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số trên địa bàn xã là điều hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của chính quyền cơ sở, nên trong thời gian qua, công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng, hằng năm từ nguồn hỗ trợ của ngân sách và huy động tài trợ đã nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã theo mô hình hiện đại để tiếp nhận và giải quyết 100% thủ tục hành chính cấp xã, hạ tầng công nghệ thông tin tiếp tục được đầu tư, nâng cấp đảm bảo các thiết bị đồng bộ, hiện đại phục vụ tốt việc tiếp nhận hồ sơ của công dân và tổ chức như 01 máy photocopy, 03 máy scan tốc độ cao, 01 màn hình ti vi 55 inch; nâng cấp hệ hệ thống mạng quản lý đám mây; áp dụng tiếp nhận 100% thủ tục trên phần mềm một cửa điện tử; triển khai đánh giá mức độ hài lòng bằng mã QR code và đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015…Từ đó hạ tầng số của đơn vị đã được cải thiện, hệ thống mạng Internet được nâng cấp, đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt, ổn định và an toàn giúp cán bộ, công chức giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả. Đến nay, tất cả cán bộ lãnh đạo được cấp chữ ký số và sử dụng thường xuyên; 100% cán bộ, công chức sử dụng email công vụ; 100% văn bản đi, đến được xử lý, chuyển theo đúng quy định, không còn tình trạng tồn văn bản chưa được xử lý và không còn tình trạng in văn bản ra xin ý kiến lãnh đạo, 100% hồ sơ và thủ tục hành chính cấp xã được tiếp nhận và giải quyết trên hệ thống một cửa điện tử theo đúng quy trình, đảm bảo đúng thời hạn, trước hạn, không còn tình trạng chậm trễ hồ sơ của tổ chức và công dân. Thực hiện có hiệu quả việc đẩy mạnh tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công trực tuyến; làm tốt việc chứng thực điện tử; triển khai việc thực hiện tốt các nhóm thủ tục hành chính liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; liên thông liên quan đến đăng ký khai tử, xoá đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất. Chính vì vậy, nên quá trình tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính được rút ngắn đáng kể, việc thiếu sót hồ sơ được khắc phục triệt để, làm cho thời gian giải quyết trung bình một thủ tục được rút ngắn từ 30% đến 50%. Tinh thần, trách nhiệm, tính năng động, kỷ cương và thái độ đúng mực khi giao tiếp của công chức được nâng lên.

 

Giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận 01 cửa

Bên cạnh xây dựng chính quyền số, xã cũng chú trọng phát triển kinh tế số bằng cách đẩy mạnh thương mại giao dịch điện tử giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá qua hình thức bán hàng online, thực hiện thu phí điện tử và thực hiện hoá đơn điện tử tại bộ phận 1 cửa xã. Đã tổ chức nhiều buổi tập huấn về thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến cho hội viên phụ nữ, nông dân, đoàn viên thanh niên trên địa bàn xã; triển khai ký kết thực hiện nhiều mô hình dân vận khéo về chuyển đổi số. Kết quả ban đầu đã phát triển đạt gần 3.500 tài khoản ATM và Banking các loại, 100% cán bộ từ xã đến thôn kể cả các hội đặt thù đều nhận phụ cấp qua tài khoản ngân hàng, không dùng tiền mặt; hỗ trợ đưa 100% sản phẩm Ocop của địa phương lên sàn thương mại điện tử Voso, Postmart; 100% doanh nghiệp trên địa bàn xã sử dụng hoá đơn điện tử. Các khu trung tâm của xã, chợ và nhà văn hoá các thôn được bố trí điểm phát Wifi miễn phí cho nhân dân sử dụng, có hệ thống camera an ninh giám sát gần 40 vị trí trọng yếu ở các tuyến đường và khu dân dân cư; phát triển kênh giao tiếp với người dân qua Zalo OA và Cổng thông tin điện tử xã, phối hợp với các ngân hàng tổ chức triển khai đăng ký ngân hàng điện tử Mobile – Banking và thanh toán bằng mã QR cho các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn xã nên thanh toán điện tử trên địa bàn được mở rộng.

Niêm yết công khai các thủ tục hành chính

Công tác xây dựng xã hội số cũng được quan tâm, đã đầu tư xây dựng 02 mô hình thôn thông minh ở thôn Đồng Tràm Tây và thôn Phương Nghệ bước đầu thực hiện đảm bảo theo các tiêu chí, vai trò, trách nhiệm của các tổ công nghệ số ở các thôn được tăng cường. Hiện nay, toàn xã có trên 90% người dân có điện thoại thông minh, trên 2.500 tài khoản dịch vụ công trực tuyến đã được lập, gần 2.100 hộ gia đình có cài đặt Phần mềm Smart Quảng Nam, gần 85% người dân có cài đặt Vneid, 71% người dân có cài sổ sức khoẻ điện tử, gần 100% người dân được cấp mã số định danh. Tất cả các trường học trên địa bàn xã đều sử dụng các phần mềm và sổ liên lạc điện tử phục vụ cho công tác dạy và học.

Dịch vụ công trực tuyến sử dụng mã QR Code

Đoàn thanh niên hướng dẫn cài đặt App cho nhân dân

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế và không ít những khó thách thức như:  Công tác Chuyển đổi số là quá trình lâu dài, chưa có điểm kết thúc và chưa có tiền lệ, do vậy khi triển khai gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng một chiến lược và một kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, tạo được sự đồng thuận cao trong tổ chức triển khai. Nhiều dịch vụ công trực tuyến vẫn còn phức tạp, giao diện không thân thiện, gây khó khăn cho người sử dụng, đặc biệt là những người không quen với công nghệ. Một số dịch vụ công trực tuyến chưa đạt được hiệu suất mong muốn, thời gian xử lý hồ sơ còn chậm, gây khó khăn và phiền hà cho người dân. Việc tích hợp và đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống với nhau gặp nhiều trở ngại. Nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn chưa đầy đủ về chuyển đổi số như việc giao tiếp với chính quyền, thương mại điện tử, quảng bá thương hiệu, dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ thông minh người dân chưa thực sự đón nhận và sử dụng. Nguồn lực hỗ trợ chuyển đổi số cấp xã còn thấp chưa đủ điều kiện để triển khai các nội dung quy mô lớn như truyền thanh thông minh, tài khoản điện tử, chữ ký điện tử cá nhân, địa chỉ số, tập huấn kỹ năng số cho người dân.

Ban nhân dân thôn và Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn người dân cài đặt các App

Để thực hiện tốt hơn nữa mô hình ưu tiên phát triển chuyển đổi số toàn diện hướng đến xây dựng đạt xã nông thôn mới thông minh, thực hiện đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xã Quế Phú sẽ cần phải tập trung thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ như:

          Thứ nhất, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi số trên địa bàn, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng số đảm bảo đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin nhằm góp phần hiện đại hoá nền hành chính và phục vụ công tác xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh.

          Thứ hai, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi số theo hướng nâng cao các chỉ số đánh giá chuyển đổi số theo quy định. Phấn đấu đến cuối năm 2024 sẽ đạt hơn 800/1.000 điểm chỉ số chuyển đổi số cấp xã.

          Thứ ba, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các ban, ngành, đoàn thể trong việc  khai thác, ứng dụng hiệu quả các dữ liệu, các phần mềm chuyên ngành. Thực hiện tốt các Kế hoạch thi đua về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số do cấp trên phát động.

          Thứ tư, tiếp tục chỉ đạo thực hiện từng bước nhân rộng mô hình chợ 4.0, thanh toán không dùng tiền mặt; hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.

          Thứ năm, đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức về công nghệ thông tin đối với cán bộ, công chức, cũng như tạo được sự lan tỏa, đồng thuận của người dân, tổ chức và doanh nghiệp nhằm khai thác tối đa các hệ thống thông tin, hướng dẫn người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, trong đó nòng cốt là lực lượng hội phụ nữ, đoàn thanh niên và Tổ công nghệ số cộng đồng.

          Thứ sáu, kết hợp với các doanh nghiệp công nghệ thông tin để triển khai các dịch vụ mà người dân là người trực tiếp hưởng lợi.

Tác giả: Lê Ngọc Tâm - PCT UBND xã Quế Phú

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Chính phủ điện tử

Tình hình xử lý hồ sơ

Thông tin cần biết

      Giá vàng 
      Xổ số 
       Tỷ giá ngoại tệ
      Thời tiết
      Lịch bay
      Tuyến xe buýt
      Lịch cúp điện

Thăm dò ý kiến

Đánh giá như thế nào cổng thông tin này?